Bộ Nội vụ đã thu hồi kế hoạch trục xuất hàng nghìn người di cư trong đại dịch. Động thái này ảnh hưởng đến khoảng 4,000 người di cư đang phải đối mặt với việc bị trục xuất khỏi nơi ở do Bộ cung cấp.
Nhiều bên đã bày tỏ lo ngại rằng kế hoạch tiếp tục trục xuất một số người bị từ chối tị nạn có thể làm tăng lây nhiễm Covid và phân biệt đối xử với những người da màu khi họ bị ảnh hưởng một cách bất công.
Lệnh tòa được các luật sư chính phủ và người đồng cấp ký vào hôm thứ Ba 25/5 phản đối chính sách trục xuất, xác nhận rằng bộ trưởng Bộ Nội vụ Priti Patel đã chính thức rút lại chính sách này.
Bà Patel bị chỉ trích vì chính sách trục xuất người di cư
Vào tối thứ Hai, các luật sư của chính phủ cho biết trong một bức thư rằng bà Patel đã đồng ý “xem xét lời khuyên của bộ Y tế Công cộng England (PHE) khi đưa ra quyết định về cách thức và thời điểm tiếp tục quá trình trục xuất và Bộ Nội vụ sẽ đánh giá tính bình đẳng của chính sách trục xuất”.
Tại phiên tòa cấp cao về vụ việc trong tháng này, thẩm phán Garnham đã bày tỏ quan ngại bà Patel có thể đã phân phối công quỹ mà không có thẩm quyền pháp lý trong một phần chính sách về chỗ ở của mình.
Theo ghi chép của tòa, quan điểm của PHE là họ không khuyến khích việc đẩy người xin tị nạn vào tình trạng vô gia cư ''vì sức khỏe cộng đồng” trong thời gian xảy ra đại dịch.
Chính sách trục xuất sẽ được tái xem xét khi Anh đạt được bước 4 trong lộ trình dỡ bỏ phong tỏa.
Các luật sư của bị đơn, Kathleen Cosgrove, từ Trung tâm Luật Greater Manchester, và Sasha Rozansky và Will Russell, của Deighton Pierce Glynn, hoan nghênh quyết định rút lại chính sách trục xuất: “Khách hàng của chúng tôi đã thách thức chính sách đuổi hàng nghìn người di cư trong thời gian đại dịch trên cơ sở rằng bà ấy không tính đến tác động đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với người tàn tật và công dân da màu”.
“Bằng cách rút lại chính sách của mình và đồng ý suy nghĩ lại, giờ đây bà ấy có cơ hội xem xét những vấn đề này một cách mới mẻ hơn và để đảm bảo rằng, ít nhất là đối với chính sách này, bộ trưởng không khiến người xin tị nạn hoặc công chúng phải đối mặt với rủi ro sức khỏe không đáng có”.
Nguồn: Theguardian
Commentaires