top of page
Palm Trees
USA Lights
Official company logo.png

một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn du học, hợp tác đào tạo quốc tế, dịch vụ Visa, dịch thuật, phiên dịch, định cư. Trụ sở chính của công ty được đặt tại London. Công ty đã được công nhận bởi Hội đồng Anh, British Council.

Vương Quốc Anh xin gia nhập Hiệp định Thương mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương, lợi ích với Việt Nam


Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là Úc, Canada, Nhật Bản, New Zealand, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định, gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Úc. Đối với Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018. Theo đó, Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019.


Ảnh: 11 nước thành viên của Hiệp định CPTPP


Sau một năm chính thức rời khỏi Liên minh Khối thịnh vượng chung EU, Vương Quốc Anh sẽ nộp đơn gia nhập khu vực thương mại tự do với 11 quốc gia châu Á và Thái Bình Dương. Chính phủ cho biết việc gia nhập nhóm "các quốc gia phát triển nhanh" sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Anh. Các mặt hàng xuất khẩu của Anh như rượu whisky và ô tô, cũng như các ngành dịch vụ sẽ được giảm thuế.

Hiệp định thương mại tự do Châu Á-Thái Bình Dương CPTPP gồm những gì?

Lợi ích chính là khả năng tiếp cận thị trường giữa các nước nhiều hơn và cam kết loại bỏ hoặc giảm 95% phí hoặc thuế nhập khẩu. Nhưng đối với các ngành kinh tế nhạy cảm trong nước, như nông nghiệp trồng lúa của Nhật Bản và ngành công nghiệp sữa của Canada, một phần thuế sẽ được để bảo vệ sự phát triển của những ngành này.

Ngoài ra, các nhà sản xuất lấy nguồn linh kiện từ nhiều nơi có thể yêu cầu sản phẩm của họ đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi. Điều đó có nghĩa là họ có thể đánh dấu vào ô được gọi là "quy tắc xuất xứ", miễn là 70% các thành phần đó đến từ bất kỳ quốc gia nào tham gia.

Đổi lại, các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác về các quy định, chẳng hạn như tiêu chuẩn thực phẩm. Tuy nhiên, không giống như liên minh châu Âu, CPTPP không phải là một thị trường đơn lẻ cũng không phải là một liên minh thuế quan. Vì vậy các quốc gia không bắt buộc phải có các quy định và tiêu chuẩn giống nhau. Và các quốc gia có thể đạt được các thỏa thuận thương mại của riêng mình với các nước khác (như Anh đã có với EU và đang tìm cách đạt được với Mỹ).

Việt Nam sẽ có lợi ích gì khi Anh gia nhập CPTPP?

Trước khi Vương Quốc Anh gia nhập CPTPP, giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh đã có một Hiệp định Thương mại tự do FTA. Ngày 11/11/2020, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế Vương quốc Anh Liz Truss và Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Vương quốc Anh, Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.


Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại quốc tế Vương quốc Anh Liz Truss ký kết biên bản kết thúc đàm phán FTA Việt Nam - Vương quốc Anh. Ảnh: ĐSQ Anh


Đối với các ngành sản xuất, theo Hiệp định FTA, 99% thuế xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được xóa bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan. Các sản phẩm đứng top đầu trong danh mục hàng hóa Anh xuất khẩu sang Việt Nam bao gồm máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí và dược phẩm. Các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu vào Anh như quần áo, vải và giày dép cũng sẽ được cắt giảm thuế, điều này sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, chuỗi cung ứng và người tiêu dùng ở Anh. Tính đến 2019, hiệp định thương mại song phương giữa Vương quốc Anh và Việt Nam có giá trị lên tới 5,7 tỷ Bảng Anh và con số này sẽ liên tục tăng lên khi thuế xuất nhập khẩu được xóa bỏ.


Đối với các ngành dịch vụ, Hiệp định FTA sẽ cấm thuế hải quan về truyền dẫn điện tử; về dịch vụ tài chính, do vậy các nhà đầu tư Anh sẽ vẫn có thể tiếp tục cung cấp các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phụ trợ tại thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Anh vẫn có thể tiếp cận với các ngành dịch vụ của Việt Nam như dịch vụ kiến trúc; về thương mại điện tử ở Việt Nam.

Nếu Anh gia nhập CPTPP sẽ ngày càng thắt chặt hơn mối quan hệ Thương mại tự do giữa Vương quốc Anh với Việt Nam, tạo tiền đề cho các chính sách hợp tác lâu dài trong tương lai. Đồng thời, hiệp định thương mại tự do với Việt Nam cũng đánh dấu một bước tiến mới quan trọng để thúc đẩy việc Anh gia nhập CPTPP – một hiệp định chiếm tới 13% GDP toàn cầu trong năm 2019. Nếu Vương quốc Anh gia nhập CPTPP, con số này có thể lên tới 16%.


Nguồn: BBC News và Thời báo Tài Chính Việt Nam.


bottom of page