top of page

Search Results

Đã tìm thấy 51 mặt hàng

  • Cập nhật về cơ hội định cư ở lại Anh dành cho người có quốc tịch Châu Âu

    Nếu bạn là công dân của Liên minh Châu Âu,kinh tế Châu Âu (EEA) hoặc Thụy Sĩ, bạn và gia đình có thể đăng ký Chương trình định cư dành cho công dân Châu Âu (The EU Settlement Scheme) để tiếp tục sinh sống và làm việc ở Vương quốc Anh sau ngày 30 tháng 6 năm 2021. Sinh viên Châu Âu được khuyến nghị nộp đơn trước ngày 31 tháng 12 năm 2020. Nếu sinh viên bỏ lỡ thời hạn 31 tháng 12, họ sẽ phải nộp đơn theo hệ thống nhập cư mới (lộ trình học sinh hoặc sinh viên trẻ em). ​ Đương đơn đến từ châu Âu, khối kinh tế châu Âu (EEA), hoặc Thụy Sĩ có thể nộp đơn cho Cơ chế định cư dành cho công dân châu Âu (EU Settlement Scheme) để định cư tại Anh Quốc sau ngày 30 tháng 6 năm 2021. ​ Trường hợp sinh sống tại Anh Quốc trong hơn 5 năm: Đương đơn có thể nộp đơn xin xét giấy tờ "Đã định cư, Settle Status", cho phép sống và làm việc tại Anh Quốc không giới hạn thời gian, và có thể nhập tịch Anh Quốc sau 12 tháng ​ Trường hợp sinh sống tại Anh Quốc dưới 5 năm: Đương đơn có thể nộp đơn xin xét giấy tờ "Tiền định cư, Pre-settle Status", cho phép sinh sống tại Anh Quốc trong vòng 5 năm kể từ ngày được xếp loại tình trạng. Đương đơn sẽ có thể nộp hồ sơ xin đổi tình trạng khi đã sinh sống 5 năm liên tục. Con của bạn đủ điều kiện cho tình trạng định cư hoặc tiền định cư nếu chúng dưới 21 tuổi. Những đối tượng nên đăng ký Chương trình định cư dành cho công dân Châu Âu (EU Settlement Scheme): - Công dân Châu Âu (EU), khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) hoặc Thụy Sĩ - Là thành viên gia đình (vợ, chồng, con, anh chị em, bố mẹ) của công dân EU, EEA hoặc Thụy Sĩ - Từng là thành viên gia đình của công dân Châu Âu EU, khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) hoặc Thụy Sĩ sống ở UK (nhưng đã ly thân hoặc người thân đã qua đời) - Là thành viên gia đình của công dân Anh, cùng nhau sinh sống tại các quốc gia khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) - Là người chăm sóc của công dân Anh, Châu Âu (EU), khu vực kinh tế Châu Âu (EEA) hoặc Thụy Sĩ - Là con của công dân Châu Âu (EU), kinh tế Châu Âu (EEA) hoặc Thụy Sĩ từng sống và làm việc tại UK. Các điều kiện cần để nộp đơn Bạn phải sống ở Anh được ít nhất 5 năm trước khi xin giấy tờ định cư ( Settle Status). Nếu bạn sống ở Anh dưới 5 năm thì có thể xin Tiền định cư Pre-settle Status. Những người sinh sống hợp pháp tại Anh trong 5 năm liên tục sẽ có thể nộp đơn xin ở lại vô thời hạn. Những người đến trước ngày khóa sổ, nhưng sẽ không ở đây trong 5 năm trước khi rời Châu Âu (EU), sẽ có thể nộp đơn xin ở lại cho đến khi đạt ngưỡng 5 năm. Sau đó họ cũng có thể nộp đơn xin định cư Những người đến sau ngày “31/12/2021” sẽ có thể nộp đơn xin phép ở lại sau khi Anh rời khỏi Châu Âu (EU), trong khuôn khổ sắp xếp nhập cư trong tương lai cho công dân Châu Âu (EU) Phải ở Anh trước tháng 1 năm 2021, hoặc bắt đầu vào nước Anh trước ngày 31 tháng 12 Hạn chót để nộp đơn là ngày 30/06/2021 Quyền lợi của bạn khi định cư tại Anh – Bạn sẽ có thể làm việc ở Anh – Tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng UK – Bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra ở Anh khi bạn sống ở đây sẽ tự động là công dân Anh. – Đăng ký vào giáo dục hoặc tiếp tục học tại UK hoàn toàn MIỄN PHÍ. – Truy cập vào các quỹ công cộng như lợi ích và lương hưu. – Du lịch trong và ngoài Vương quốc Anh ​ Trở thành công dân Châu Âu đồng nghĩa với việc bạn và gia đình không chỉ được hưởng các đặc quyền của công dân nước bạn mang quốc tịch mà còn từ các quốc gia khác trong khối Châu Âu (EU). Hộ chiếu Châu Âu (EU) sẽ được các quyền lợi về y tế, giáo dục, lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, xã hội cho toàn khối Châu Âu (EU). ​ Ngoài việc được tự do kinh doanh ở bất cứ nước nào thành viên Châu Âu (EU) thì đa số các quốc gia Châu Âu đều có những chính sách và chế độ thuế ưu đãi. Tùy vào công việc kinh doanh của bạn mà có thể lựa chọn chương trình định cư phù hợp. Những ai là công dân châu Âu, hoặc có người nhà là công dân châu Âu đang sinh sống, làm việc tại Anh thì hãy nhanh tay liên lạc ngay với Vietnamese Connect để hợp pháp hoá giấy giờ ở lại Anh.

  • Covid-19 Vaccine mới Oxford / AstraZeneca sẽ được Anh chính thức đưa vào sử dụng rộng rãi từ thứ Hai

    Chính phủ Anh đã chấp nhận khuyến nghị của Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe (MHRA) cho phép sử dụng vaccine Covid-19 của Đại học Oxford / AstraZeneca để ngăn chặn đại dịch Covid 19. Sau các thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt và phân tích kỹ lưỡng dữ liệu của các chuyên gia tại MHRA, vaccine AstraZeneca đã được xác nhận đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn, chất lượng và hiệu quả. Đây là loại vaccine thứ 2 được chính phủ Anh chấp nhận đưa vào sử dụng rộng rãi, sau Pfizer / BioNTech và là vaccine đầu tiên được điều chế tại Anh. Anh đã đặt hàng 100 triệu liều Oxford / AstraZeneca - đủ để tiêm chủng cho 50 triệu người. Giá cho một liều vaccine Oxford / AstraZeneca sẽ là 3 bảng. Thủ tướng Boris Johnson coi việc tìm ra vaccine cho Covid 19 là "một chiến thắng" cho khoa học Anh, đồng thời ông cho biết thêm: "Bây giờ chúng tôi sẽ chuyển sang tiêm chủng càng nhanh càng tốt cho nhiều người." Bộ trưởng Y tế và Chăm sóc Xã hội Matt Hancock cho biết: ‘’Vaccine AstraZeneca sẽ được cung cấp cho một số khu vực nghèo nhất trên thế giới với chi phí thấp, giúp bảo vệ nhiều người khỏi căn bệnh khủng khiếp này hơn’’ Ảnh Covid 19 vaccine Oxford / AstraZeneca Xét về tính hiệu quả và khả năng triển khai tiêm chủng trên diện rộng của hai loại vaccine được Anh đưa vào sử dụng, Pfizer / BioNTech và Oxford / AstraZeneca Từ một thử nghiệm quốc tế với 43000 tình nguyện viên, Pfizer / BioNTech, loại vaccine dựa trên công nghệ mRNA mới, đã có kết quả rõ ràng, với hiệu quả 95%. Trong khi đó, Oxford / AstraZeneca có hiệu quả 62% trong lần thử nghiệm đầu tiên với 11.636 người (chỉ được tiêm một nửa liều) và hiệu quả lên tới 90% khi họ được tiêm cả liều 4 tuần sau đó. Tuy nhiên xét về điều kiện bảo quản, vaccine Pfizer / BioNTech sẽ cần được bảo quản ở -70C. Còn vaccine Oxford chỉ cần làm lạnh bình thường ở nhiệt độ tầm 2-8C. Do vậy, việc triển khai tiêm vaccine Oxford / AstraZeneca tại các cơ sở thực hành và chăm sóc của bác sĩ đa khoa sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, để cho vaccine Pfizer / BioNTech đạt hiệu quả 95% thì liều thứ nhất tiêm cách liều thứ 2 không quá 21 ngày. Còn vaccine Oxford / AstraZeneca sẽ đạt hiệu quả 90% nếu được tiêm 2 liều cách nhau không quá 12 tuần. Như vậy xét về mặt thời gian thì vaccine Oxford / AstraZeneca có thời gian giữa 2 liều dài hơn, cho phép nhiều người được tiêm liều 1 hơn. Theo Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) cho biết, hiện chưa có thử nghiệm lâm sàng nào so sánh trực tiếp giữa về tính hiệu quả của vaccine Pfizer-BioNTech và AstraZeneca. Trong các thử nghiệm của 2 loại vaccine trước đó, Pfizer-BioNTech có hiệu quả cao hơn so với vắc xin AstraZeneca có thể là do sự khác biệt trong bối cảnh nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, dân số nghiên cứu (tuổi, dân tộc, nhân khẩu học xã hội, v.v.). Nhìn chung, cả hai loại vắc xin đều có khả năng bảo vệ rất cao đối với bệnh nặng và an toàn. JCVI cũng khuyến cáo, giữa 2 liều vaccine cần phải được tiêm cùng loại, ví dụ liều 1 là AstraZeneca thì liều thứ 2 cũng phải là AstraZeneca. Việc tiêm 2 loại vaccine cho 2 liều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả trong phòng chống bệnh. Ảnh so sánh giữa 2 loại Covid 19 vaccine được Anh đưa vào sử dụng Oxford / AstraZeneca và Pfizer/BioBTech Ai sẽ là đối tượng ưu tiên, được tiêm vaccine trước? Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng (JCVI) cũng đã công bố lời khuyên mới nhất cho các nhóm ưu tiên nhận vắc xin này. Bao gồm: Những người cao tuổi sống trong các viện dưỡng lão và những người làm việc trong viện dưỡng lão. Những người từ 80 tuổi trở lên và các nhân viên y tế và chăm sóc sức khoẻ ở tuyến đầu chống dịch. Tất cả những người từ 70 tuổi trở lên Tất cả những người từ 65 tuổi trở lên Tất cả các cá nhân từ 16 tuổi đến 64 tuổi có bệnh lý nền khiến họ có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong cao hơn Tất cả những người từ 60 tuổi trở lên Tất cả những người từ 55 tuổi trở lên Tất cả những người từ 50 tuổi trở lên Việc tiêm chủng sẽ diễn ra ở đâu? Những người nằm trong diện được tiêm vaccine sẽ nhận được một thư mời đặt lịch hẹn tiêm chủng. Những địa điểm diễn ra tiêm chủng bao gồm bệnh viện, các nhà chăm sóc sức khoẻ được chỉ định, GPs. Các sân vận động thể thao và trung tâm hộ nghị có sức chứa lớn sẽ là các điểm tiêm tiêm chủng cộng đồng. ​ Những điều cần chú ý khi tiêm vaccine Với hàng chục năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các chương trình tiêm chủng quy mô lớn, NHS đã có một kế hoạch cung cấp vắc xin rõ ràng và. NHS đã và đang tiến hành tiêm vắc-xin Pfizer / BioNTech cho hàng trăm nghìn bệnh nhân. NHS sẽ bắt đầu triển khai các công việc chuẩn bị rộng rãi để triển khai vắc xin của Đại học Oxford / AstraZeneca bắt đầu từ thứ Hai tuần sau. NHS cũng khuyến cáo vì hiệu quả của vaccine không phải là 100% nên việc giữ khoảng cách xã hội và thực hiện đeo khẩu trang ở nơi công cộng, rửa tay thường xuyên vẫn nên được thực hiện sau khi được tiêm vaccine. Bên cạnh đó NHS cũng khuyến cáo phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú thì không nên tiêm vaccine. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm vaccine như: cánh tay bị tiêm sẽ đau, cảm thấy mệt mỏi, đau đầu. Tuy nhiên các tác dụng phụ này sẽ kéo dài không quá một tuần. ​ =========== Theo GOV.UK, BBC, The Guardian, NHS

  • Cập nhật mới của chính phủ về Chính sách Gia hạn Visa do ảnh hưởng từ Covid

    Chính phủ Vương quốc Anh đưa ra lời khuyên dành cho những người nộp đơn xin thị thực/visa trong và ngoài nước Anh có hộ chiếu bị ảnh hưởng do lệnh hạn chế từ covid. 1. Nếu bạn đang ở Vương quốc Anh Công dân hết hạn visa sẽ phải sắp xếp làm thủ tục để rời khỏi Vương quốc Anh sớm nhất có thể hoặc nộp đơn để hợp pháp hóa giấy tờ cư trú của mình ở Vương quốc Anh. Nếu bạn dự định rời Vương quốc Anh nhưng không thể thực hiện được và có thị thực hết hạn từ ngày 1 tháng 12 năm 2020 đến ngày 31 tháng 1 năm 2021, có thể yêu cầu thêm thời gian ở lại, được gọi là “Đảm bảo Đặc biệt” (Exceptional Assurance). Để nhận được “Đảm bảo Đặc biệt”, bạn cần gửi những thông tin dưới đây tới địa chỉ email cihassuranceteam@homeoffice.gov.uk: Họ và tên Ngày sinh Quốc tịch Home Office, GWF hoặc bất kỳ số tham chiếu nào khác Loại thị thực Ngày hết hạn của thị thực Lý do cần gia hạn visa: Bằng chứng về việc không thể rời khỏi Anh quốc. Tiêu đề của email là “Request for an assurance” (Yêu cầu Đảm bảo). Trong email của người nộp đơn, nên đính kèm bằng chứng cho thấy lý do tại sao không thể rời khỏi Vương quốc Anh. Ví dụ: nếu không thể rời Vương quốc Anh do gặp vấn đề về chuyến bay trước khi visa hết hạn, cần xác nhận rằng không thể đặt được vé máy bay, hoặc nếu chuyến bay có vấn đề sau khi mua vé, bạn cần gửi bản sao xác nhận đã đặt vé máy bay. Nếu không thể rời Vương quốc Anh vì bị nhiễm coronavirus, bạn cần phải gửi xác nhận về kết quả xét nghiệm dương tính với Covid của mình. Bộ Nội Vụ Anh (Home office) đang xem xét tất cả các yêu cầu và sẽ liên hệ với người nộp đơn xin “Đảm bảo Đặc biệt” để thông báo kết quả sớm nhất có thể. Trong thời gian này, người nộp đơn sẽ không bị coi là người ở quá hạn hoặc chịu bất kỳ thiệt hại nào ở tương lai trong giai đoạn xem xét này. Trong thời gian yêu cầu “Đảm bảo Đặc biệt” đang chờ xử lý, người nộp đơn sẽ tiếp tục ở lại Anh dưới các điều kiện theo thị thực hiện tại hoặc gần đây nhất đã hết hạn . Nếu được cấp “Đảm bảo Đặc biệt”, bạn có thể tránh được những hậu quả do ảnh hưởng từ Covid gây ra khi visa gần/đã hết hạn. Dựa theo thị thực hiện tại hoặc gần đây nhất đã hết hạn, bạn có thể làm việc, học tập hoặc thuê chỗ ở, trong thời gian “Đảm bảo Đặc biệt”. Tuy nhiên, “Đảm bảo Đặc biệt” chỉ có thể giúp bạn hợp pháp hoá thời gian sinh sống tại Anh quốc. Đây là một biện pháp để hỗ trợ những người không thể rời khỏi Vương quốc Anh do các hạn chế của COVID-19 đồng thời không thuận lợi cho việc đi lại, ngoài việc trở về nhà. Nếu đã được đảm bảo nhưng hoàn cảnh thay đổi hoặc không thể rời Vương quốc Anh trước ngày đã cho trước đó, người được đảm bảo sẽ phải đăng ký lại bằng quy trình ở trên. Bạn sẽ cần phải trình bày rõ ràng rằng bản thân đang làm đơn đăng ký tiếp theo và sẽ được yêu cầu cung cấp bằng chứng hỗ trợ mới. ​ Nếu bạn định ở lại Vương quốc Anh và thời gian nghỉ phép của bạn sẽ hết hạn sau ngày 31 tháng 10 năm 2020 Nếu quyết định ở lại Vương quốc Anh, nên xin đơn “leave to remain" để ở lại nhằm điều chỉnh thời gian lưu trú của mình. Có thể gửi đơn đăng ký tại Vương quốc Anh, trong khi thông thường sẽ phải xin thị thực từ quốc gia của mình. Các điều khoản nghỉ phép sẽ vẫn giữ nguyên cho đến khi đơn của bạn được quyết định. Nếu đang chuyển sang con đường làm việc hoặc học tập, người nộp đơn có thể bắt đầu làm việc hoặc học tập trong khi đơn đăng ký được xem xét. Bạn sẽ cần chứng minh đơn đăng ký của mình là khẩn cấp, chẳng hạn như nếu cần bắt đầu một công việc hoặc khóa học mới, vui lòng cung cấp đầy đủ chi tiết về điều này trong thư xin việc cùng với các tài liệu hỗ trợ. Người nộp đơn cũng có thể nộp đơn xin nghỉ phép để ổn định thời gian lưu trú của mình nếu đã được cấp “Đảm bảo Đặc biệt”. Người nộp đơn cần phải đáp ứng các yêu cầu của lộ trình đã đăng ký, thanh toán phí đăng ký tại Vương quốc Anh và phải gửi đơn đăng ký của mình trước khi hết hạn “Đảm bảo Đặc biệt”. ​ Nếu bạn đã quá hạn nghỉ phép Nếu thị thực hoặc giấy xuất cảnh hết hạn trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 1 năm 2020 đến ngày 31 tháng 8 năm 2020, sẽ không có hậu quả bất lợi nào trong tương lai nếu không nộp đơn xin chính thức hóa thời gian lưu trú của mình trong thời gian này. Tuy nhiên, nếu chưa nộp đơn yêu cầu chính thức hóa thời gian lưu trú của mình hoặc gửi yêu cầu đảm bảo đặc biệt, bạn sẽ phải thu xếp để rời khỏi Vương quốc Anh. 2. Nếu bạn ở ngoài nước Anh Có rất nhiều Trung Tâm Trung Tâm Tiếp Nhận Thị Thực (VAC) đóng cửa hoặc phục vụ trong giờ nhất định, để được tư vấn vui lòng liên hệ VFS Ở Anh có một số khu vực sẽ không thể gửi chi tiết visa qua một số biên giới và tuyến đường do lệnh hạn chế. Bạn sẽ được thông báo nếu cuộc hẹn bị hủy do VAC hiện đóng cửa. Nộp đơn xin thị thực nếu Trung Tâm Tiếp Nhận Thị Thực (VAC) của bạn đóng cửa ​ Bạn có thể nộp đơn xin thị thực thăm thân từ bất kỳ Trung Tâm Tiếp Nhận Thị Thực tại Vương quốc Anh. Bạn nên nộp đơn xin từ quốc gia bạn đang sinh sống. Nếu Trung Tâm Tiếp Nhận Thị Thực của bạn bị đóng cửa do các hạn chế của coronavirus, bạn có thể đăng ký trực tuyến và chọn một VAC ở một quốc gia khác trên toàn thế giới để gửi đơn đăng ký cùng sinh trắc học của mình. Người nộp đơn cần đảm bảo rằng mình được phép đi đến quốc gia đó trước. Người nộp đơn sẽ có thể thực hiện bất kỳ loại đơn xin thị thực Vương quốc Anh nào. Phải chọn quốc gia nơi bạn muốn gửi sinh trắc học khi bắt đầu đăng ký. Sự phê duyệt này đã được gia hạn đến ngày 31 tháng 3 năm 2021. Nếu bạn đã gửi đơn đăng ký của mình thông qua Access UK và bây giờ có ý định gửi đơn đăng ký mới của mình tại một VAC khác với địa chỉ đã chọn trong đơn đăng ký đó, bạn sẽ cần tạo đơn đăng ký mới và chọn VAC nơi bạn sẽ gửi ứng dụng. Bạn sẽ cần phải trả phí liên quan đến đơn đăng ký mới của mình và yêu cầu hoàn lại tiền cho đơn đăng ký trước đó của bạn. Lấy lại giấy tờ Nếu bạn đã trả tiền chuyển phát nhanh, hộ chiếu sẽ được trả lại nếu dịch vụ chuyển phát nhanh vẫn mở Nếu hộ chiếu hiện đang được giữ trong VAC và muốn được trả lại bằng chuyển phát nhanh, vui lòng liên hệ trực tiếp với TLS hoặc VFS nếu chưa trả tiền. Liên lạc với đường dây trợ giúp nhập cư của coronavirus nếu có sự lo lắng về hộ chiếu

  • Hệ thống nhập cư Diện tay nghề cao (Skilled Worker Route) dựa trên thang điểm - Luật Visa mới của UK

    Kể từ ngày 31/1/2020 Anh Quốc sẽ chính thức rời khỏi khối Thịnh vượng chung Châu Âu (EU), điều này đã đòi hỏi Anh phải có những chính sách mới về nhập cư đối với công dân Châu Âu và ngoài Châu Âu. Vừa mới đây ngày 30/09/2020 Anh đã chính thức ban hành Luật hệ thống nhập cư dựa trên thang điểm mới, được áp dụng cho cả công dân Châu Âu và công dân các quốc gia khác bao gồm cả Việt Nam, những người nhập cư vào Anh với mục đích cư trú và làm việc sẽ phải đáp ứng những yêu cầu trong hệ thống thang điểm này. Luật thang điểm mới này của Anh sẽ được chính thức đưa vào áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. ​ Hệ thống nhập cư dựa trên thang điểm là gì? Hệ thống nhập cư dựa trên thang điểm của Anh chính là điểm mốc đánh dấu sự kết thúc cho việc đi lại tự do của công dân Châu Âu và Anh Quốc. Đây là một phần của chương trình thay đổi trong hệ thống tổ chức nhập cư của Bộ Nội Vụ Anh. Luật mới này quy định bất kì ai, công dân Châu Âu hay ngoài Châu Âu khi nhập cư vào Anh để làm việc đều phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể mà Bộ Nội Vụ Anh đưa ra cùng với điểm số cho mỗi yêu cầu (Bảng 1). Những người có tổng điểm đạt tối thiểu là 70/100 sẽ được nhập cư vào Anh. Những yêu cầu này chủ liên quan đến mức lương, trình độ lao động, trình độ tiếng Anh và tính hợp pháp của chủ lao động. Có thể nói đây chính là một trong những chính sách mới của Anh nhằm thu hút những lao động có kỹ năng cao để đóng góp cho nền sự phát triển kinh tế, cộng đồng và các dịch vụ công khác. ​Bảng 1: Các tiêu chí chấm điểm và điểm số cho từng tiêu chí trong Hệ thống thang điểm mới ở Anh Lời mời làm việc từ các công ty có giấy phép bảo lãnh Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, bất kì người chủ lao động nào ở Anh muốn tuyển dụng một người lao động nhập cư từ bất kì quốc gia nào đều phải có giấy phép bảo lãnh được cấp bởi Bộ nội vụ Anh. Thời gian để xử lý một đơn đăng kí giấy phép bảo lãnh sẽ là 8 tuần kể từ khi Bộ Nội Vụ nhận được hồ sơ đăng ký. Để xin giấy phép bảo lãnh, chủ lao động sẽ cần phải: ​ Kiểm tra doanh nghiệp có đủ điều kiện để trở thành công ty bảo lãnh không. Để xin được giấy phép bảo lãnh, chủ lao động phải không có bất kì tiền án nào liên quan đến tội nhập cư, gian lận, rửa tiền hoặc một số tội khác. ​ Chọn loại giấy phép bảo lãnh lao động: tùy thuộc vào mục đích sử dụng lao động mà chủ lao động có thể đăng kí một trong hai hoặc cả hai loại giấy phép bảo lãnh, đó là giấy phép bảo lãnh lao động cho mục đích tuyển dụng lao động lành nghề nói chung và giấy phép bảo lãnh lao động cho mục đích chuyển giao nội bộ trong doanh nghiệp. ​ Đăng kí giấy phép bảo lãnh: Việc đăng kí giấy phép bảo lãnh có thể tiến hành online và chi phí sẽ thay đổi tùy theo từng loại giấy phép bảo lãnh và quy mô doanh nghiệp. Bảng 2: Các loại giấy phép bảo lãnh và chi phí Có 2 trường hợp trong đó người chủ lao động không cần đăng kí giấy phép bảo lãnh: Thứ nhất đó là tuyển dụng lao động nước ngoài có giấy phép được phép đi làm ở Anh ví dụ: sinh viên (part-time), sinh viên thực tập,.... Thứ hai, nếu chủ lao động đã có giấy phép bảo lãnh rồi thì Bộ Nội Vụ sẽ cấp cho chủ lao động giấy phép bảo lãnh lao động lành nghề hoặc giấy phép ICT mới với thời thời hạn sử dụng phù hợp với giấy phép hiện tại. 2. Công việc ở trình độ kỹ năng phù hợp Công việc được tuyển dụng phải có trình độ kỹ năng nhất định, tối thiểu phải đạt trình độ RQF3 hoặc tương đương ( A level hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên). Người lao động không nhất thiết phải chứng minh mình có bất kì bằng cấp nào, việc xác định này chủ yếu dựa trên mức trình độ kỹ năng của công việc. Có tất cả 8 mức trình độ kỹ năng của công việc được xác định dựa trên bằng cấp giáo dục. Bảng 3:Bảng phân chia các cấp độ kỹ năng công việc 3. Trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu Việc yêu cầu trình độ tiếng Anh cho người nhập cư vào Anh làm việc là để hỗ trợ và đảm bảo người nhập cư có thể giao tiếp, trao đổi và hòa nhập cuộc sống. Do vậy, người nhập cư phải chứng minh trình độ tiếng Anh phù hợp với việc sống và làm việc ở Anh. Trình độ tiếng Anh phù hợp được xác định bởi the Common European Framework of Reference for Languages. Ảnh: Các mức trình độ tiếng Anh Có các cách khác nhau để người nhập cư có thể đáp ứng yêu cầu tiếng Anh, bao gồm: Là công dân của một quốc gia tiếng Anh là ngôn ngữ chính Có bằng cấp học thuật trong giảng dạy bằng tiếng Anh. Vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh (IELTS) Đã từng nhập cư vào Anh hợp pháp trước đó Một số trường hợp ngoại lệ, trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu sẽ được xác định khác: Bác sĩ, y tá, hộ lý có thể dựa vào bài đánh gía trình độ chuyên môn bằng tiếng Anh để xác định khả năng tiếng Anh của họ. Học sinh/sinh viên đã hoàn thành một bằng cấp đã học ở Anh trước đó và người bảo lãnh sẽ đánh giá trình độ tiếng Anh của họ có đáp ứng yêu cầu công việc/học tập mới hay không. Học sinh/ sinh viên đăng ký một khóa học ngắn hạn ở Anh như là một phần trong chương trình học tại bậc cao học ở Mỹ, thì họ không cần chứng minh trình độ tiếng An​h 4. Mức lương​​ a. Mức lương từ £20.480/năm đến £23.039/năm hoặc ít nhất 80% mức lương trung bình của nghề nghệp Nếu bạn được mời đến Anh làm công việc có mức lương dao động trong khoảng 20.480 bảng/ năm đến 23.039 bảng/năm hoặc ít nhất 80% mức lương trung bình cho công việc tương đương thì bạn sẽ không có điểm nào. ​ b. Mức lương từ £23.040/năm đến £25.599/năm hoặc ít nhất 90% mức lương trung bình của nghề nghiệp Nếu bạn được mời đến Anh làm công việc có mức lương dao động trong khoảng 23.040 bảng/ năm đến 25.599 bảng/năm và ít nhất 90% mức lương trung bình cho công việc tương ứng thì bạn sẽ có 10 điểm. ​ c. Mức lương từ £25.600/năm trở lên hoặc ít nhất bằng mức lương trung bình của nghề nghiệp. Nếu bạn được mời đến Anh làm công việc có mức lương từ 25.600 bảng/ năm trở lên hoặc ít nhất bằng mức lương trung bình cho công việc tương ứng thì bạn sẽ có 20 điểm. ​ 5. Những công việc trong những ngành nghề thiếu hụt nhân lực được quy định bởi Ủy ban Cố vấn Di trú Anh. Để đảm bảo sự phát triển đồng đều cho tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế thì chính phủ Anh đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút nhân lực trong các lĩnh vực thiếu hụt lao động ở Anh bao gồm: nhân viên chăm sóc sức khỏe, kỹ sư, khoa học, kỹ thuật số và công nghệ thông tin, giáo dục, kinh tế, tài chính và phát luật, nghệ thuật, quản lý, giám đốc và các ngành nghề khác được quy định trong Danh sách nghề nghiệp lưu trữ. ​ Ví dụ: Ngành kỹ sư cơ khí hiện đang là ngành thiếu hụt nhân lực ở Anh. Bạn được mời đến Anh làm công việc kỹ sư với mức lương 26750 bảng có khí bởi một công tý có giấy phép bảo lãnh và bạn có trình độ tiếng Anh chuyên ngành, thì hồ sơ visa của bạn được tính theo hệ thống thang điểm như sau: Mức lương trung bình: 33400 bảng 6. Trình độ học vấn: Tiến sĩ về chuyên ngành phù hợp với công việc Nhằm thu hút lao động trí thức cao, chính phủ Anh khuyến khích, tạo điều điện cho những người có trình độ học vấn tiến sĩ đến Vương Quốc Anh làm việc với những công việc liên quan đến chuyên ngành. ​ 7. Trình độ học vấn: Tiến sĩ về một trong các lĩnh vực: ‘khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học’ và phù hợp với công việc Với mục đích là phát triển các ngành khoa học, kỹ thuật và toán học, chính phủ Anh đặc biệt khuyến khích những người tốt nghiệp tiến sĩ các ngành kể trên đến Anh để làm việc và nghiên cứu với các công việc phù hợp với lĩnh vực chuyên môn. ​ Ví dụ: Nếu bạn có bằng tiến sĩ chuyên ngành kỹ thuật, có tiếng Anh chuyên ngành và bạn được một công ty có giấy phép bảo lãnh mời đến Anh làm công việc kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm với mức lương 21000 bảng Anh, thì hồ sơ Visa của bạn sẽ được tính điểm như sau: Mức lương trung bình: 25600 bảng cho công việc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm

  • Những hành khách đến Anh sẽ được giảm hơn một nửa thời gian cách ly tại nhà nếu họ trả tiền cho việc

    Các quy tắc sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12 và các bài kiểm tra từ các công ty tư nhân sẽ có giá từ £65 đến £120. Quy định được diễn ra sau thông báo của Thủ tướng Anh - Boris Johnson rằng Anh sẽ phải tuân theo các sự hạn chế theo từng khu vực khi việc phong tỏa toàn quốc kết thúc vào ngày 2/12 Theo quy định mới, những hành khách đến từ nước không nằm trong danh sách miễn cách ly của chính phủ sẽ vẫn phải tự cách ly. Tuy nhiên, nếu họ trả tiền để làm xét nghiệm sau 5 ngày và có kết quả âm tính, họ sẽ không cần phải thực hiện việc đó nữa. Thông thường kết quả sẽ được cấp sau 24 đến 48 giờ. Điều này có nghĩa mọi người có thể ra khỏi khu vực cách ly sau 6 ngày. Ảnh minh hoạ Ông Grant Shapps, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải của Vương quốc Anh cho biết: "Chiến lược thử nghiệm mới sẽ cho phép mọi người tự do hơn trong du lịch, gặp những người thân yêu và thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế. Bằng cách này, chúng tôi cũng đang hỗ trợ ngành du lịch sau đại dịch. " Scotland và Bắc Ireland đang xem xét một chương trình tương tự. Trong khi Wales cho biết họ "ủng hộ đề xuất Thử nghiệm". Người phát ngôn của chính phủ xứ Wales cho biết: "Chúng tôi cần xem xét dữ liệu và bằng chứng làm cơ sở cho kế hoạch này trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc thay đổi các hạn chế di chuyển trong quốc tế ở Wales." Scotland cho biết họ đang làm việc với các sân bay thương mại chính ở Scotland và các cố vấn để hiểu những rủi ro và lợi ích của chương trình cũng như năng lực của các phòng thí nghiệm khu vực tư nhân, dựa vào đó để có thể tiến hành thử nghiệm chương trình. Một phát ngôn viên nói thêm: "Điều quan trọng là bất kỳ du khách nào đến Vương quốc Anh đều phải hiểu và tôn trọng những hạn chế khác nhau được áp dụng ở các quốc gia khác nhau." Điều đó có nghĩa là nếu ai đó bay đến Anh nhưng điểm đến cuối cùng của họ là Scotland, hành khách sẽ không thể thực hiện việc kiểm tra covid ở Anh mà sẽ phải thực hiện trước. Bộ Y tế Bắc Ireland cho biết: “Hiện đang xem xét việc triển khai chương trình xét nghiệm có khả năng cho phép những người đã đến Bắc Ireland từ một quốc gia không được miễn trừ chấm dứt việc tự cách ly sau khi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính" Các hành khách sẽ có khả năng phải tự cách ly tại nhà. Trên thực tế, việc chờ đợi kết quả vẫn khiến họ phải cách ly trong một khoảng thời gian nhất định, tầm một tuần. Ngoài ra, về các chi phí cho việc kiểm tra phải được thực hiện một cách riêng tư và giá thông thường dao động từ 100-150 bảng Anh. Ví dụ, đối với một gia đình bốn người, đó là một khoản phí đáng kể so với chi phí của một kỳ nghỉ. Các hãng hàng không đang mong muốn thực hiện một điều gì cấp tiến hơn. Họ muốn có một chế độ xét nghiệm trước khi khởi hành, hoặc một hệ thống xét nghiệm nhanh chóng, thường xuyên với mức giá phù hợp. Điều này sẽ cho phép hoàn toàn tránh được việc kiểm dịch, cho đến khi có vắc xin. Tim Alderslade, Giám đốc Điều hành của Airlines UK, Hiệp Hội Công Nghiệp, đại diện cho các hãng hàng không đăng ký tại Vương quốc Anh, cho biết thông báo này đem đến sự tích cực cho ngành hàng không và những người đang có nhu cầu đi du lịch. Ông dự đoán nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sẽ "tạm thời quay trở lại" sau quyết định nhưng một chế độ kiểm tra trước khi khởi hành có thể loại bỏ hoàn toàn nhu cầu tự cách ly và theo như ông Tim, đó sẽ là "cách duy nhất chúng tôi sẽ mở cửa lại toàn diện thị trường". Michael O'Leary, Giám đốc điều hành của Ryanair, chia sẻ với BBC Radio 4, việc cách ly đối với du khách sẽ khó có thể thực hiện do đó việc kiểm tra Covid đối với những du khách đến Anh nên được thực hiện trước khi khởi hành, thay vì sau khi đến. Ông cũng loại trừ việc yêu cầu bằng chứng về tiêm phòng đối với hành khách trên các tuyến đường ngắn. Nguồn: BBC News

  • Tổng hợp các dịch vụ cho người Việt tại Anh

    1. Giấy miễn thị thực Giấy miễn thị thực là gì? Giấy miễn thị thực là loại giấy cho phép công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải làm các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh. Các đối tượng miễn thị thực là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh hoặc một số đối tượng khác theo quy chế miễn thị thực đơn phương và song phương của Việt Nam. Tại sao phải nhờ công ty pháp lý xin thị thực? Am hiểu pháp lý, sớm nắm bắt được những thay đổi từ Cục quản lý Xuất nhập cảnh. Đội ngũ chuyên viên nhiệt tình, lành nghề, thành thạo ngoại ngữ. Tư vấn, đưa ra lời khuyên chính xác từng trường hợp khách hàng. Hỗ trợ xử lý hồ sơ khó, hồ sơ xin khẩn. Thủ tục hồ sơ đơn giản Khách hàng không cần lộ diện. Vietnamese Connect đại diện khách làm việc với Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Ảnh : Giấy miễn thị thực của khách hàng Vietnamese Connect Các bước để được cấp giấy thị thực Bước 1: Hoàn tất tờ khai xin cấp thị thực Bước 2: Kiểm tra danh mục giấy tờ cần chuẩn bị Bước 3: Tạo lập tài khoản Bước 4: Điền thông tin Bước 5: Đặt lịch hẹn Bước 6: Nộp hồ sơ xin cấp thị thực Bước 7: Xét duyệt hồ sơ xin cấp thị thực Bước 8: Nhận lại hộ chiếu 2. Dịch vụ hộ chiếu Việt Nam Hộ chiếu là gì? Hộ chiếu (hay còn gọi là Passport) là một loại giấy tờ tùy thân để xuất nhập cảnh. Trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm cá nhân, quốc tịch của người được cấp. Hộ chiếu là giấy tờ được cơ quan thẩm quyền cấp cho công dân nước mình, trong khi đó, visa là loại giấy tờ được cấp từ nơi người xin cấp muốn đến nhưng không phải là công dân nước đó. Có hộ chiếu trước thì mới có visa Hiện nay, Việt Nam sử dụng 3 loại hộ chiếu (passport): Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông. Mỗi loại hộ chiếu có điều kiện cấp, thời hạn sử dụng khác nhau. Hộ chiếu Việt Nam là hộ chiếu để người Việt đi lại quốc tế. Công dân Việt Nam ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh theo một trong các cách sau đây Tại sao bạn nên nhờ công ty pháp lý khi xin thị thực? Am hiểu pháp lý, sớm nắm bắt được những thay đổi từ Cục quản lý Xuất nhập cảnh. Đội ngũ chuyên viên nhiệt tình, lành nghề, thành thạo ngoại ngữ. Tư vấn, đưa ra lời khuyên chính xác từng trường hợp khách hàng. Hỗ trợ xử lý hồ sơ khó, hồ sơ xin khẩn. Thủ tục hồ sơ đơn giản Khách hàng không cần lộ diện. Vietnamese Connect đại diện khách làm việc với Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Vietnamese Connect sẽ gửi hộ chiếu về đến thẳng nhà bạn ​ Các giấy tờ cần chuẩn bị để sở hữu cuốn sổ hộ chiếu: 01 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu 02 ảnh cỡ 4x6, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước (còn giá trị sử dụng) Sổ hộ khẩu Sổ tạm trú ​Ảnh : Hộ chiếu khách hàng của Vietnamese Connect 3. Dịch vụ giấy thông hành Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, xác nhận quyền của người đó được ra, vào một nơi nhất định. Theo pháp luật Việt Nam, giấy thông hành có giá trị thay cho hộ chiếu, có giá trị 06 tháng từ ngày cấp và chỉ được gia hạn một lần với thời hạn không quá 06 tháng. Tại sao nên nhờ công ty pháp lý xin thị thực? Tư vấn Miễn phí và đánh giá chính xác hồ sơ. Nêu hướng đi để phát triển hồ sơ theo hướng tích cực nhất giúp giảm thiểu tối đa chi phí. Hỗ trợ thủ tục dịch thuật chính xác và uy tín nhất. Hỗ trợ chứng minh tài chính. Giúp cải thiện các điểm yếu khác của hồ sơ. Viết tường trình về chuyến đi, tường tường trình về những điểm yếu tới lãnh sự. Hỗ trợ xin thư mời. Hỗ trợ tư vấn những điều KHÔNG nên khi du lịch sang nước bạn để tránh những phiền phức không đáng có. Hỗ trợ tư vấn thời gian ở lại sao cho hợp lý để dễ dàng xin Visa trong lần tiếp theo. Khách hàng không cần lộ diện. Vietnamese Connect đại diện khách làm việc với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

  • Những điều bạn cần biết về Graduate Route / Post-study work visa (PSW) - Visa mới dành cho sinh viên

    Kể từ ngày 31/1/2020 Anh Quốc sẽ chính thức rời khỏi khối Liên minh Châu Âu (EU), điều này đã đòi hỏi Anh phải có những chính sách mới để giải quyết 2 vấn đề lớn: Thứ nhất, Anh rời khỏi châu Âu đã chấm dứt việc di chuyển tự do, việc này đòi hỏi chính phủ Anh phải có chính sách nhập cư mới, áp dụng cho cả công dân Châu Âu và ngoài Châu Âu. Thứ hai, khi sự di chuyển tự do giữa Anh và các nước EU dừng lại đã đặt ra một vấn đề lớn cho chính phủ Anh đó là thiếu hụt nhân lực cho sự phát triển kinh tế bởi phần lớn lao động hiện tại của Anh là công dân châu Âu. Nhằm giải quyết vấn đề thứ nhất, mới đây ngày 30/09/2020 chính phủ Anh đã ban hành Luật nhập cư dựa trên thang điểm mới, sẽ áp dụng cho cả công dân châu Âu và ngoài châu Âu. Theo Luật nhập cư mới này tất cả các công dân từ các quốc gia khác đến Anh làm việc, học tập đều được xét duyệt theo Hệ thống thang điểm với những yêu cầu nhất định về: Trình độ tiếng Anh Thu nhập hoặc khả năng chi trả các chi phí sinh sống, học tập ở Anh Chứng minh được mục đích tới Anh rõ ràng. Nếu tới Anh để làm việc thì cần có lời mời làm việc từ một công ty/tổ chức có giấy phép bảo lãnh. Nếu tới Anh để học tập thì cần có thư mời nhập học chính thức (CAS) từ một trường ở Anh. Tuỳ thuộc và mục đích tới Anh của người nhập cư và các yêu cầu có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Mỗi một yêu cầu sẽ được gắn với một điểm số nhất định tuỳ theo mức độ quan trọng của yêu cầu. Để có thể nhập cư vào Anh người nhập cư phải đạt tối thiểu là 70/100 điểm. Luật hệ thống thang điểm mới này sẽ chính thức được đưa vào áp dụng từ 01/01/2021. ​ Đọc thêm về Luật Visa mới cho lao động có tay nghề tại đây Đọc thêm về Luật Visa mới cho du học sinh tại đây ​ Nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực và cũng để thu hút nhân tài ở lại Anh làm việc, chính phủ Anh ngoài việc ban hành Luật nhập cư mới ‘’Skilled Worker Route'’ cho lao động có tay nghề còn ban hành thêm ‘’Graduate Route’’ dành cho những sinh viên quốc tế tốt nghiệp từ hè năm 2021. Đây có thể nói là một chính sách khá ‘’khôn khéo’’ của chính phủ Anh vì nền giáo dục của Anh rất phát triển và tân tiến, đã thu hút rất nhiều nhân tài từ khắp nơi trên Thế giới. Bên cạnh đó, yêu cầu đầu vào của các khoá học tại Anh cao và khắt khe hơn so với các quốc gia khác. Do vậy, những sinh viên có thể đến Anh học tập đều là những nhân tài. Chính sách visa mới Graduate Route của Anh đã tận dụng và giữ chân những nhân tài đến Anh học tập có thể ở lại Anh làm việc và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của nước Anh, đồng thời giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực. Những điều bạn cần biết về Graduate visa / Post-study work visa (PSW) Loại visa này chỉ áp dụng cho những học sinh tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên được ở lại Anh tìm việc hoặc làm việc tự do.Theo loại visa này thì những ai tốt nghiệp đại học, thạc sĩ có thể ở lại Anh trong 2 năm để tìm kiếm công việc, trong khi đó những người tốt nghiệp bậc tiến sĩ có thể ở lại 3 năm. Graduate Route là loại visa mở cho phép chuyển sang ‘’Skilled Worker’’ nếu người nộp đơn đáp ứng các yêu cầu để có thể ở lại Anh làm việc theo hệ thống thang điểm mới của Anh. Đặc biệt chính phủ Anh cũng khuyến khích sinh viên tốt nghiệp ở Anh làm việc lâu dài dưới dạng Skilled Worker với mức lương được áp dụng trong Hệ thống thang điểm là ít nhất 70% mức lương trung bình của nghề nghiệp ( so với 80%, 90% đối với những trường hợp khác). Bảo lãnh người thân: Trước đây, Chính phủ Anh cho phép những sinh viên học từ bậc Thạc sĩ trở lên (Postgraduate level) trên 9 tháng và không vi phạm Luật nhập cư có quyền bảo lãnh vợ/chồng và con cái sang UK theo diện Dependant visa. Thêm vào đó, theo Luật nhập cư mới thì Chính phủ Anh còn cho phép khi bạn học Thạc sĩ, bạn có bảo lãnh vợ/chồng con sang cùng thì khi bạn chuyển từ Student Route sang Graduate Route thì vợ/chồng và con bạn cũng sẽ tiếp tục được ở lại Anh dưới dạng Dependant visa. Người có visa Dependant được đi làm tự do tại UK gần như tất cả các ngành nghề, con cái được đi học miễn phí. Điều kiện để xin Graduate visa: Mặc dù việc gia hạn visa từ Student Route sang Graduate Route được tiến hành ngay tại Anh ( sau khi sinh viên đã hoàn thành khoá học đại học/thạc sĩ hoặc tiến sĩ) nhưng sinh viên vẫn sẽ được xét duyệt theo Hệ thống thang điểm mới. ​ Trình độ tiếng Anh: việc sinh viên hoàn thành khoá học của mình đã chứng minh họ có đủ khả năng tiếng Anh để có thể ở lại Anh làm việc. Mức lương/ khả năng chi trả sinh hoạt phí: do đây là loại visa khuyến khích sinh viên ở lại Anh làm việc tự do nên sẽ không áp dụng một mức lương nhất định nào cho để có thể nộp đơn xin xét duyệt loại visa này. Bên cạnh đó, sinh viên cũng không cần phải chứng minh tài chính. Chứng minh mục đích ở lại Anh: để khuyến khích các chủ lao động thuê nên chính phủ Anh sẽ không yêu cầu họ phải có giấy phép bảo lãnh để có thể thuê sinh viên quốc tế. Bên cạnh đó, do đây là loại visa khuyến khích sinh viên ở lại Anh làm việc tự do nên chính phủ Anh cũng không bắt buộc sinh viên phải có lời mời làm việc để có thể nộp đơn xin loại visa này. ​ Mặc dù việc xét duyệt loại visa này trong Hệ thống thang điểm của Anh khá dễ, tuy nhiên do nó chỉ áp dụng cho sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên do vậy cũng có một yêu cầu khác. Điều kiện để nộp đơn xin Graduate visa: Tại thời điểm nộp đơn, bạn ở Anh dưới dạng Tier 4 hoặc Student Route Visa và đã hoàn thành chương trình đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại Anh. Có thể thấy nếu bạn đáp ứng đủ 2 điều kiện sau đây thì bạn có đã có đủ 70/100 điểm để ở lại Anh dưới dạng Graduate Visa : Bạn đang ở Anh dưới dạng Tier 4 hoặc Student Route Bạn đã hoàn thành khóa học từ trình độ đại học trở lên Ảnh hưởng của Covid đối với Graduate Route / Post-study work visa (PSW) Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên một số sinh viên quốc tế đã không thể hoàn thành khóa học của mình tại các cơ sở giáo dục tại Anh. Do vậy, chính phủ Anh đã xác nhận rằng đối với những sinh viên không thể hoàn thành khóa học của mình tại nước Anh do ảnh hưởng của dịch bệnh thì vẫn hợp pháp nếu như họ muốn nộp đơn xin Graduate Route. Điều kiện duy nhất đối với các sinh viên này là họ phải quay trở lại Anh trước 06/04/2021. Những sinh viên trong trường hợp bất khả kháng vẫn tiếp tục phải học từ xa / online thì vẫn sẽ được xem xét diện visa này theo từng trường hợp cụ thể.

  • Xét duyệt visa du học Anh theo Luật nhập cư dựa trên hệ thống thang điểm và những thay đổi mới.

    Anh có nền giáo dục phát triển nhất thế giới và chính phủ Anh đã và đang khuyến khích các học sinh từ khắp các nước trên thế giới đến Anh để học tập tại các trường cao đẳng, đại học. Từ ngày 01/01/2021 những học sinh quốc tế bao gồm cả Châu Âu và các nước khác khi đến Anh du học sẽ đều được xét duyệt theo Luật hệ thống nhập cư dựa trên thang điểm mới của Anh. Hệ thống nhập cư dựa trên thang điểm của Anh chính là điểm mốc đánh dấu sự kết thúc cho việc đi lại tự do của công dân Châu Âu và Anh Quốc. Đây là một phần của chương trình thay đổi trong hệ thống tổ chức nhập cư của Bộ Nội Vụ Anh. Luật mới này quy định bất kỳ ai, công dân Châu Âu hay ngoài Châu Âu khi nhập cư vào Anh để làm việc, học tập đều phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể mà Bộ Nội Vụ Anh đưa ra cùng với điểm số cho mỗi yêu cầu. Những người có tổng điểm đạt tối thiểu là 70/100 sẽ được nhập cư vào Anh. Sau khi Luật hệ thống nhập cư dựa trên thang điểm mới ra đời, chính phủ Anh đã quyết định đổi tên Tier 4 (General) và Tier 4 (Child) thành Student Route và Child Student Route. Tuy nhiên để phù hợp với mục đích học tập, Chính phủ Anh đã có những điều chỉnh và sắp xếp hợp lý hơn các yêu cầu. Sinh viên quốc tế vẫn phải tổng số điểm 70 để có thể nhập cư hợp pháp vào Anh. Các yêu cầu và điểm sẽ được thể hiện rõ hơn trong bảng dưới đây: 1. Đối với Student Route Sinh viên phải có thư mời nhập học chính thức (CAS) có kèm theo thông tin khoá học tại một trường đại học ở Anh và phải chứng minh được bằng cấp học thuật hiện tại phù hợp yêu cầu đầu vào của khoá học. Tài chính: Bạn phải chứng minh được bạn có đủ nguồn tài chính để chi trả cho học phí, chi phí sinh hoạt trong khoảng thời gian bạn học tập tại Anh. Hiện nay chính phủ Anh đã tăng chi phí sinh hoạt/tháng của sinh viên quốc tế từ 1265 bảng/tháng lên 1334 bảng/tháng đối với London và từ 1015 bảng/ tháng lên 1023 bảng/ tháng đối với những vùng ngoài London. Trình độ tiếng Anh: Trình độ tiếng Anh của bạn phải đáp ứng yêu cầu đầu vào của khoá học. Có một số trường hợp bạn được miễn chứng minh trình độ tiếng Anh nếu: Bạn đã học tập tại Anh và muốn gia hạn visa cho một khoá học khác có cùng cấp độ chương trình học với khoá học trước ( ví dụ: bạn đã học thạc sĩ ngành quản trị nhân lực nhưng bạn muốn học thêm một khoá thạc sĩ khác về quản trị kinh doanh) thì bạn không cần chứng minh trình độ tiếng Anh. Nếu tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính của bạn, nhưng bạn có bằng cấp học thuật ở trình độ đại học trở lên và khoá học đấy được dạy bằng tiếng Anh bạn có thể được miễn chứng minh tài chính. Ví dụ: Bạn là người Việt Nam nhưng đã từng hoàn thành một khoá đại học tại Mỹ và bây giờ bạn muốn học thạc sĩ tại một trường ở Anh thì bạn sẽ không cần chứng minh khả năng tiếng Anh của mình. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của bạn ​​ 2. Đối với Child students: học sinh trong độ tuổi từ 4 đến 17 tuổi, khi muốn đến Anh để học tập sẽ đều phải đạt số điểm 70. Các yêu cầu và số điểm được quy định dưới bảng sau: Học sinh từ 4 đến 17 tuổi khi muốn đến Anh học tập thì cần có thư mời nhập học chính thức từ trường kèm theo sự đồng ý của cả bố và mẹ về việc đồng ý cho con đi du học và sẽ chi trả toàn bộ chi phí học tập cũng như sinh hoạt trong suốt thời gian con họ sinh sống tại Anh. Chứng minh tài chính: Ngoài yêu cầu chứng minh tài chính chi phí sinh hoạt/ tháng tăng lên từ 1265 bảng/tháng lên 1334 bảng/tháng đối với London và từ 1015 bảng/ tháng lên 1023 bảng/ tháng đối với những vùng ngoài London, thì học sinh nhỏ hơn 18 tuổi vẫn chưa đủ khả năng để chăm sóc bản thân nên bố mẹ sẽ phải trả thêm một khoản phí chăm sóc. Như vậy tài chính của bố mẹ phải đủ để chi trả tất cả các khoản phí trên trong suốt thời gian con họ sinh sống và học tập ở Anh. Trình độ tiếng Anh: Những học sinh dưới 18 tuổi khi nộp đơn xin Child Student visa thì sẽ được miễn chứng minh trình độ tiếng Anh. Một số thay đổi mới đối với visa du học: Về thời gian học sinh có thể nộp đơn xét duyệt visa: thay vì trước kia Chính phủ Anh giới hạn học sinh có thể nộp đơn xin xét duyệt visa trước ngày nhập học 3 tháng thì nay khoảng thời gian đó được tăng nên là 6 tháng nếu bạn nộp đơn từ ngoài nước Anh. Đối với các bạn nộp đơn xin xét duyệt cho khoá học mới ngay tại Anh thì khoảng thời gian này vẫn là 3 tháng. Chính phủ Anh sẽ không giới hạn thời gian học thạc sĩ của sinh viên quốc tế. Những học sinh đang theo học tại Anh từ 12 tháng trở lên đã chứng minh họ có đủ khả năng tài chính để hỗ trợ bản thân họ, do vậy nếu họ muốn nộp đơn xin tiếp tục ở lại Anh để học tập thì sẽ không cần phải chứng minh tài chính. Đối với những khoá học tiếng Anh ngắn hạn: trước đây nếu bạn đến Anh để học một khoá học ngắn hạn (6 tháng) thì bạn sẽ đến Anh dưới dạng Short-term student visa. Nhưng từ 1/12/2020 loại visa này sẽ được thay bằng Standard visitor visa. Còn đối với khoá tiếng Anh ngắn hạn từ 6 đến 11 tháng thì vẫn nộp đơn xin Short-term student Visa (11 tháng). 3. Chi phí xét duyệt Visa Đối với Student and Child Student Visa, nhìn chung chi phí xét duyệt của chính phủ Anh vẫn giữ nguyên không thay đổi, nhưng nó sẽ có một chú khác biệt nếu bạn nộp đơn xin xét duyệt tại nước Anh và bên ngoài lãnh thổ nước Anh. Bên cạnh chi phí xét duyệt Visa thì người nộp đơn cũng sẽ phải trả thêm một khoản phí IHS ( bảo hiểm y tế). Chi phí IHS trước đây là 300 bảng/năm, nhưng từ 1/12/2020 đã tăng lên 470 bảng/ năm. Đối với Visa du học ngắn hạn: Standard Visitor Visa: Visa du học ngắn hạn 6 tháng, chi phí xét duyệt visa là 95 bảng. Short-term 11 month Visa: Visa du học cho khoá từ 6 đến 11 tháng, chi phí xét duyệt visa là 186 bảng.

  • Sở cảnh sát Scotland tuyển dụng sĩ quan người Việt Nam nhằm ngăn chặn nạn buôn người

     Hai sĩ quan người Việt, Nguyễn Hoàng Hiệp and Nguyễn Xuân Duy, đã được biệt phái tới sở Cảnh sát Scotland để làm việc tới tháng 04/2021 nhằm chống nạn buôn người ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê của sở cảnh sát Scotland về nạn nhân của buôn bán người từ tháng 1 cho tới tháng 11, trong tổng số 397 trường hợp thì có tới 196 người là cư dân Việt Nam. Cũng theo như Bộ Nội Vụ, hai năm trước, con số này dừng lại ở mức 66. Nghiên cứu từ Đại học Stirling chỉ ra rằng phần lớn nạn nhân buôn bán trẻ em ở Scotland là người Việt Nam - ở Anh, tình trạng này còn nghiêm trọng hơn. Nhóm nghiên cứu, được chính phủ Scotland ủy quyền, đã kêu gọi thành lập một cơ quan thống nhất để giám sát nạn buôn bán trẻ em nhằm xác định danh tính và bảo vệ các nạn nhân. Trước đó, cảnh sát Scotland đã phát động Chiến dịch Filibeg vào tháng 4 nhằm giải quyết tình trạng nạn nhân buôn người đến từ Việt Nam ở Scotland tăng đến 230% trong giai đoạn 2018-19. Hai sĩ quan thuộc Bộ Công an Việt Nam, đã đến Scotland vào đầu tháng 10 để giúp giải quyết tình trạng này. Theo dự tính, họ sẽ cung cấp "các lời khuyên về văn hóa" và hỗ trợ ngôn ngữ. Các sĩ quan đang làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật trong nước và quốc tế để hiểu hơn về trải nghiệm của các nạn nhân và mạng lưới tội phạm lợi dụng họ. Ảnh 1: Hai sĩ quan Hiệp (bên trái) và Duy (bên phải) tại Sở cảnh sát Scotland “Nhiệm vụ của chúng tôi là phòng, chống nạn mua bán người tại Việt Nam và một trong những vấn đề phổ biến là việc công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép vào Scotland (Vương quốc Anh) từ nước thứ ba. Việc chúng tôi có mặt ở đây sẽ giúp Việt Nam và Anh tìm ra những tội phạm đứng đằng sau”. Nguyễn Xuân Duy, một trong hai sĩ quan công an Việt Nam được biệt phái sang làm việc cùng Sở cảnh sát Scotland đã có chia sẻ trên với báo chí ở Anh. Tác động của Covid-19 đến nạn nhân của nạn buôn người? Thông tin tình báo của cảnh sát cho rằng các nạn nhân đang bị buộc phải làm việc ở nông thôn vì nhiều cơ sở kinh doanh ở thành thị phải đóng cửa do dịch bệnh. Ở thành phố, các nạn nhân thường bị bóc lột sức khi làm việc tại các công trường xây dựng, nhà hàng, v.v. Hiện tại ngày càng nhiều nạn nhân đang làm việc trong ngành nông nghiệp, thủy sản và thực phẩm. Sĩ quan cấp cao Judi Heaton nói rằng trong khi một số nạn nhân bị những người đàn ông dụ đến Scotland bằng “lời ngon tiếng ngọt”, phần lớn họ đều bị lừa gạt. "Họ bị giam giữ trong điều kiện tồi tàn, không được phép giao tiếp và không có hộ chiếu", bà Heaton nói, "Có khá nhiều người Việt Nam đến Scotland, mong muốn có một cuộc sống tốt hơn để rồi bị tước hộ chiếu và bị cưỡng bức lao động hoặc bóc lột tình dục trong các nhà thổ”. Bà Heaton cho biết “cũng có các nạn nhân thuộc quốc tịch khác nhưng hiện người Việt Nam chiếm đa số”. "Ngày càng có nhiều công việc các nạn nhân bị ép phải làm - hái trái cây và những nghề tương tự", bà Heaton nói. Ảnh 2: Bà Heaton cho biết các nạn nhân Việt Nam bị cưỡng bức lao động hoặc bóc lột tình dục Giám đốc điều hành Trung tâm hỗ trợ Phụ nữ, bà Bronagh Andrew, cho biết phụ nữ bị đối xử như "hàng hóa" và số nạn nhân là người Việt ngày càng gia tăng. "Ngày càng có nhiều nạn nhân đến từ Việt Nam bị lạm dụng bằng tất cả các hình thức – các nạn nhân bao gồm cả người lớn và trẻ em", bà Andrew nói, "Họ bị đối xử không ra con người - không có sự lựa chọn, quyền tự chủ hay quyền con người của phụ nữ. Các nạn nhân bị lợi dụng để tạo ra lợi nhuận cho các nhóm tội phạm có tổ chức". Ảnh 3: Bronagh Andrew- bà Giám đốc điều hành Tara chia sẻ với BBC Bộ trưởng Tư pháp Humza Yousaf khẳng định chính phủ Scotland cam kết giải quyết nạn buôn người và kêu gọi xây dựng quan hệ với các đối tác mới. Ông nói: “Tôi hoan nghênh các sĩ quan Việt Nam làm việc với Cảnh sát Scotland. Tội buôn người là sự thiếu tôn trọng biên giới các nước cũng như vấn đề toàn cầu. Chúng ta không bao giờ cho phép nạn buôn người tồn tại", ông Yousaf khẳng định. --------- Theo: BBC news

  • Nước Anh sẽ không dùng nhiệt điện than trong những năm tới

    Vào ngày 21/4/2017, Vương quốc Anh đã có ngày không sử dụng than đầu tiên kể từ khi bắt đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp. Và hiện tại, lưới điện Quốc gia của Vương quốc Anh xác nhận rằng họ đã trải qua 168 giờ, tương đương 1 tuần lễ mà không sử dụng bất kỳ năng lượng đốt than nào. Nhà điều hành hệ thống điện cho biết, họ dự kiến ​​sẽ không sử dụng nhiệt điện than trong những năm tới. Sản lượng than năm 1956 của Anh là 226 triệu tấn, gấp hơn 200 lần của Việt Nam trong cùng thời kỳ. Theo một số nguồn tin, Anh là nước tiên phong về điện gió ngoài khơi, nước này cũng có các nhà máy điện hạt nhân và nhà máy khí đốt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Dù khí tự nhiên vẫn là nhiên liệu hóa thạch, nhưng nó thải ra ít hơn lượng carbon dioxide vào khí quyển so với than đá. BBC cho biết rằng, hiện tại chỉ có 10% điện năng của Anh được sản xuất bởi các nhà máy điện đốt than và trong năm nay, Lưới điện Quốc gia đã ghi lại hơn 1.000 giờ điện mà cả nước này không dùng than. Ảnh 2: Nhà máy điện hạt nhân và nhà máy khí đốt tự nhiên Khi hệ thống năng lượng của ngày càng có nhiều nguồn điện từ năng lượng tái tạo, việc sản xuất điện mà không cần đến than như thế này sẽ xảy ra thường xuyên. Năm 2018, một đơn xin tiến hành dự án khai thác điện than mới của Anh đã bị từ chối vì lý do biến đổi khí hậu. Trong khi các quốc gia công nghiệp khác vẫn đấu tranh để loại bỏ than nhiệt hoàn toàn, tiến bộ của Anh cũng mang tính biểu tượng. Cũng theo BBC, năng lượng đốt than có nguồn gốc từ Anh với nhà máy nhiệt điện than đầu tiên được mở tại London vào năm 1882. Bên cạnh đó, có những nhận định khách quan về bối cảnh và quá trình, trên cơ sở lịch sử phát triển của mỗi quốc gia như Anh, hoặc như Việt Nam, không thể một sớm một chiều loại bỏ một chuỗi ngành nghề nuôi sống hàng triệu con người, và còn là một cấu thành quan trọng của ngành năng lượng hiện tại và trong tương lai. Drax sẽ đóng cửa nhà máy điện lớn nhất tại Anh trước thời hạn năm 2025 mà Chính phủ Anh đề ra nhằm đạt mục tiêu không phát thải khí carbon trong hoạt động sản xuất điện. Chính phủ Anh muốn loại bỏ than đá ra khỏi hoạt động sản xuất điện như một phần trong kế hoạch chống biến đổi khí hậu toàn cầu của nước này. Ảnh 3: Nhiệt than đá ở Anh Nguồn: BBC

bottom of page